Khóa học VIP: Sửa chữa đồ da
Học online thông qua video đào tạo & Hỗ trợ giải đáp thắc mắc qua Zoom 2 buổi (Miễn phí)
Overview
CHĂM SÓC & BẢO DƯỠNG ĐỒ DA
Làm thế nào để sử dụng một chiếc túi xách, ví da nhiều năm vẫn còn như mới? Ngoài chất lượng của vật liệu da, phụ kiện và vật liệu tạo form dáng thì việc chăm sóc và bảo dưỡng sản phẩm đúng cách là yếu tố rất quan trọng.
VieteSkill Academy xin giới thiệu quy trình chăm sóc và bảo dưỡng đồ da cơ bản để bạn có thể tự tay thực hiện tại nhà hoặc tại spa chăm sóc đồ da chuyên nghiệp.
Bảo quản sản phẩm:
– Sản phẩm nên được để nơi khô thoáng, không ẩm mốc, không để ở nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài.
– Nếu sản phẩm da bị ướt phải lau khô ngay và để chỗ thoáng cho khô tự nhiên. Không phơi nắng, không sấy khô.
– Không để quá đầy hoặc quá nặng để giữ form dáng sản phẩm. Không nên để nhiều thẻ vào cùng một khe chứa thẻ.
– Tránh ma sát mạnh tại cùng một vị trí hoặc cọ xát với các vật liệu khác để hạn chế màu sơn bị sờn mòn.
– Khi ít sử dụng tới, đặc biệt với túi mềm, nên nhồi giấy báo vào bên trong để giữ form túi, tránh làm túi bị nhăn nhúm, về sau các nếp nhăn này sẽ khó khắc phục hoặc không thể cứu vãn được. Nếu sản phẩm có dây xích, móc xích kim loại cần bọc lại cẩn thận tránh để lại dấu hằn trên bề mặt da.
– Tránh tiếp xúc với đồ trang điểm, nước hoa hoặc bất kỳ loại hóa chất nào. Mọi chất hóa học hoặc chất làm sạch nào đều có thể làm hỏng các chi tiết kim loại.
– Không nên sử dụng thường xuyên 1 chiếc túi trong thời gian quá dài. Túi nên có thời gian để “nghỉ ngơi”, cho da “hồi” lại trong một thời gian ngắn xen kẽ các lần sử dụng.
Làm sạch sản phẩm:
– Trong quá trình sử dụng, đồ da của bạn có thể bị bám bụi bẩn, bùn đất, đồ ăn… Để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt da, bạn có thể sử dụng 1 ít chất làm sạch chuyên dụng hoặc nước hoa hồng, baby oil, lotion dưỡng da… để làm sạch nhẹ nhàng với một chiếc khăn ẩm mềm. Lưu ý luôn lau nhẹ bằng cách xoay theo vòng tròn để lấy đi vết bẩn, không kỳ cọ, dùng lực quá mạnh hoặc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như cồn, nước rửa chén, xà phòng…
– Nếu đồ da bị dây mực bút bi, cần ngay lập tức dùng kem lau chuyên dụng hoặc lotion để làm sạch. Vết mực để lâu trên da sẽ rất khó xử lý hoặc không thể tẩy hết mà không ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm.
Dưỡng da, làm mềm và bóng
Tất cả các loại da đều cần được làm mềm lại sau khi làm sạch bằng kem dưỡng da chuyên dụng. Chất dưỡng có trong kem giúp làm trơn da và tăng thêm độ mềm mại. Bạn có thể sử dụng chính kem dưỡng da sử dụng cho da mình, tuy nhiên nên cẩn thận với những sản phẩm có chứa petroleum hoặc dầu khoáng bởi chúng sẽ làm hỏng đồ da sau này. Tránh dùng những loại kem, dầu xả có để lại cặn hoặc nhiều chất nhờn.
Tất các các bước trong quy trình chăm sóc ở trên bạn có thể sử dụng chính các loại mỹ phẩm chăm sóc da mình để chăm sóc cho sản phẩm da thật của bạn. Lý tưởng hơn, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng và làm sạch chuyên dụng tại các spa chăm sóc đồ da chuyên nghiệp.
Hãy liên lạc với VieteSkill Academy để được tư vấn miễn phí cho bạn theo từng loại da và tình trạng của hiện tại của sản phẩm. Và hơn hết, toàn bộ sản phẩm của VieteSkill Academy đều được chăm sóc và bảo dưỡng miễn phí trọn đời.
Để sản phẩm đồ da của mình luôn như mới và bền bỉ với thời gian, định kỳ mỗi tháng 1 lần, quý khách hãy mang đến để đội ngũ chăm sóc đồ da chuyên nghiệp của VieteSkill Academy phục vụ tận tình chu đáo.
Curriculum
Curriculum
- 3 Sections
- 43 Lessons
- 10 Weeks
- Nhóm bài học I: Kiến thức cơ bản về sửa chữa đồ da15
- 1.1Phân biệt cơ bản các loại da5 Minutes
- 1.2Giới thiệu các loại dụng cụ cơ bản và một số vấn đề khi sử dụng dụng cụ11 Minutes
- 1.3Giới thiệu về các loại hóa chất trong đồ da13 Minutes
- 1.4Tổng quan, giới thiệu các bước cơ bản5 Minutes
- 1.5Chuyên môn bước 1: Vệ sinh da9 Minutes
- 1.6Chuyên môn bước 2: Xả nhám5 Minutes
- 1.7Chuyên môn bước 3: Bôi bả8 Minutes
- 1.8Chuyên môn bước 4: Vá da Flexifill (Trường hợp nhẹ)8 Minutes
- 1.9Chuyên môn bước 4: Vá da Flexifill (Trường hợp nặng)15 Minutes
- 1.10Chuyên môn bước 5: Pha màu sơn9 Minutes
- 1.11Chuyên môn bước 6: Phủ lớp lót Adhesion Promoter4 Minutes
- 1.12Chuyên môn bước 7: Phun sơn da7 Minutes
- 1.13Chuyên môn bước 8: Phủ lớp Leather Finish6 Minutes
- 1.14Chuyên môn bước 9: Tập bôi bả22 Minutes
- 1.14Chuyên môn bước 10: Tập bôi bả (Xả nhám + Phun sơn)12 Minutes
- Nhóm bài học II: Kiến thức về tạo màu cho da23
- 2.1Kiến thức chung về các loại màu da21 Minutes
- 2.2Bài học pha màu kem – 1: Giới thiệu4 Minutes
- 2.3Bài học pha màu kem – 2: Pha màu trắng sữa9 Minutes
- 2.4Bài học pha màu kem – 3: Pha màu ghi vàng12 Minutes
- 2.5Bài học pha màu kem – 4: Pha màu vàng sẫm20 Minutes
- 2.6Bài học pha màu kem – 5: Pha màu ghi xanh15 Minutes
- 2.7Bài học pha màu kem – 6: Pha màu ghi xanh dương18 Minutes
- 2.8Bài học pha màu kem – 7: Kết bài2 Minutes
- 2.9Bài học pha màu nâu da bò – 1: Pha màu nâu da bò nhạt19 Minutes
- 2.10Bài học pha màu nâu da bò – 2: Pha màu nâu da bò đậm13 Minutes
- 2.11Bài học pha màu nâu da bò – 3: Pha màu nâu da bò trầm15 Minutes
- 2.12Bài học pha màu nâu da bò – 4: Kết bài4 Minutes
- 2.13Bài học pha gam màu đen – 1: Giới thiệu2 Minutes
- 2.14Bài học pha gam màu đen – 2: Pha màu đen xanh12 Minutes
- 2.15Bài học pha gam màu đen – 3: Pha màu đen xanh ánh vàng6 Minutes
- 2.16Bài học pha gam màu đỏ – 1: Giới thiệu1 Minute
- 2.17Bài học pha gam màu đỏ – 2: Pha màu đỏ tươi10 Minutes
- 2.18Bài học pha gam màu đỏ – 3: Pha màu đỏ trầm16 Minutes
- 2.19Bài học pha gam màu đỏ – 4: Pha màu đỏ tối10 Minutes
- 2.20Bài học pha gam màu đỏ – 5: Pha màu cam8 Minutes
- 2.21Bài học pha gam màu xanh – 1: Giới thiệu1 Minute
- 2.22Bài học pha gam màu xanh – 2: Pha màu xanh lam đậm11 Minutes
- 2.23Bài học pha gam màu xanh – 3: Pha màu xanh lam nhạt31 Minutes
- Nhóm bài học III: Kiến thức về súng phun sơn5